CHỐNG THẤM CHÂN TƯỜNG

Các công trình xây dựng qua thời gian sử dụng không tránh khỏi bị thấm dột xung quanh chân tường. Khi chân tường bị thấm là cho ngôi nhà của bạn mất thẩm mỹ, không đảm bảo vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Vậy làm thế nào để chống thấm chân tường hiệu quả nhằm kéo dài tuổi thọ cho các công trình xây dựng.

* Những nguyên nhân khiến cho chân tường nhà bị thấm:

– Thấm bởi vật liệu xây dựng gốc: Vật liệu xây dựng như vữa xi măng hoặc gạch có khả năng hấp thụ nước lớn. Sau một thời gian sử dụng, nước thường ngấm vào vật liệu. Một phần nước được hút theo mạch lan lên tường. Phần còn lại thường bị đọng và thấm vào chân tường. Hiện tượng thấm chân tường do bị ảnh hưởng bởi vật liệu gốc thường xảy ra ở những nơi có độ ẩm cao, tiếp xúc gần nguồn nước như khu vực nhà bếp, nhà vệ sinh…

–  Lượng xi măng dùng để thi công không đủ: Trong quá trình thi công và kỹ thuật thi công không đạt, điều này dẫn đến việc chân tường vách tường xuất hiện các lỗ rỗng, tạo 0điều kiện cho nước thấm vào chân tường.

– Không chống thấm từ ban đầu: Do tiết kiệm chi phí, do bỏ qua bước thi công chống thấm, hoặc thi công chống thấm không hiệu quả, không đạt kỹ thuật…

* Những cách chống thấm truyền thống:

–  Ốp gạch hoặc ốp đá để trang trí và chống thấm cho chân tường

Đây là cách thường sử dụng cho chống thấm chân tường sân thượng, tường nhà phổ biến nhất. Ưu điểm nổi bật là thi công dễ dàng. Chỉ cần dùng vữa xi măng để ốp đá lên chân tường. Ốp gạch hoặc ốp đá để cách xử lý chống thấm chân tường được xem là phương pháp chống thấm có tác dụng trang trí.

–  Sử dụng giấy dán tường để chống thấm

Đây là phương pháp thủ công được nhiều người áp dụng. Cách này tiết kiệm rất nhiều chi phí, thực hiện đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, đây là phương pháp chống thấm chân tương không có hiệu quả lâu dài.

–  Đục chân tường rót vữa để tạo dầm cách ẩm

Dầm cách ẩm được tạo thành bằng cách đục rồi rót vữa tự chảy bảng AC Grout hoặc Sika Grout vào chân tường.

–  Chống thấm chân tường bằng xi măng/ vữa trộn xi măng

Với cách chống thấm này, người thợ cần đục một lớp vữa sát chân tường (khoảng từ 0.5m đến 1m). Tiếp theo, người ta sẽ quét một lớp chất chống thấm có gốc xi măng, rồi trát lại bằng vữa có trộn phụ gia chống thấm.

  • Giải pháp chống thấm chân tường kỹ thuật cao

Biện pháp chống thấm chân tường bằng dung dịch chống thấm Water Seal DPC. Đây là hóa chất chống thấm có dạng tinh thể thẩm thấu. Có tác dụng cách ẩm và ngăn hơi nước trong các mao mạch tường thấm qua chân tường.

Các bước chống thấm chân tường kỹ thuật cao:

Bước 1: Đục vữa chân tường cần thi công chống thấm

Bước 2: Tạo phễu trong chân tường để rót hóa chất

Bước 3: Làm sạch chân tường

Bước 4: Rót sika chống thấm chân tường Water Seal DPC vào lỗ khoan

Bước 5: Trát lỗ khoan

–  Chống thấm ngược chân tường không cần đục vữa

Phương pháp chống thấm ngược chân tường này được áp dụng khi tường nhà bị thấm từ bên ngoài. Đặc biệt hiện tượng tường thấm giáp ranh nhà hàng xóm hoặc tường không được trát vữa từ bên ngoài bằng Water seal DPC, bột Fosroc TGP.

Các bước thực hiện

Bước 1: Cạo bỏ lớp sơn cũ rồi vệ sinh làm sạch bề mặt tường để tạo độ bám dính tốt nhất cho hợp chất chống thấm.

Bước 2: Phun tạo độ ẩm cho bề mặt chân tường trước khi chống thấm.

Bước 3: Trộn hỗn hợp Water Seal DPC và bột Fosroc TGP theo tỷ lệ 1:3 (1 lít Water Seal DPC + 3 kg bột Fosroc TGP) dùng máy khuấy đều hỗn hợp.

Bước 4: Quét 2 – 3 lớp hỗn hợp mỗi lớp cách nhau từ 2 – 4 tiếng để xử lý chống thấm chân tường hiệu quả nhất.

Bước 5: Để bề mặt tường khô ráo 2 ngày sau đó có thể quét sơn để cải thiện tính thẩm mỹ của bề mặt tường.

* Một số lưu ý khi xử lý chống thấm chân tường:

– Bề mặt tường cần được vệ sinh sạch sẽ

– Cần đảm bảo vật liệu chống thấm kết dính với bề mặt tốt nhất

– Dùng nilon, bao che lại để tránh tình trạng khô quá nhanh chất chống thấm

– Nếu có tình trạng rò rỉ, xử dụng ngay keo chất chống thấm để khắc phục

– Một số vật liệu thường được sử dụng để thi công chống thấm ngược

– Một số vật liệu thi công cho chống thấm tốt

 

Bài viết liên quan